Ăn gì ở Sapa? 13 đặc sản ở Sapa nên ăn - TripHunter

Ăn gì ở Sapa? 13 đặc sản ở Sapa nên ăn

Đăng ngày 11/11/2019 | Bởi Admin

Sapa không những nổi tiếng với những thắng cảnh đẹp mà còn có vô vàn những món ăn ngon thu hút du khách khi tới đây. Sự hấp dẫn của Sapa không chỉ được tạo nên từ cảnh quan, khí hậu, con người mà còn được tạo nên từ ẩm thực. Ẩm thực Sapa thực sự rất đặt biệt, nó tạo nên nét đặc trưng riêng có của vùng đất nơi đây. TripHunter sẽ giới thiệu với các bạn các món ăn ngon tại Sapa ngay sau đây nhé!

1. Đồ nướng Sa Pa

Trong rất nhiều cái thú được nhâm nhi, hưởng thụ ẩm thực của du khách trong những ngày du lịch dài ngày tại đây, thì đồ nướng Sa Pa đang trở thành một “thương hiệu” rất riêng biệt, không thể lẫn với các địa phương khác. Nhiều khách du lịch nói rằng “Nếu đến Sa Pa mà không thưởng thức đồ nướng thì quả thật chưa thực sự khám phá được hết sự độc đáo, phong phú và thi vị của văn hoá ẩm thực Sa Pa”.

an-gi-o-sapa-triphunter-1

Không phải chỉ ở Sa Pa mới có các món đồ nướng, thế nhưng có lẽ do sự ưu đãi của khí hậu trong trẻo mát lành và thơ mộng của đất trời tự nhiên, đồ nướng Sa Pa luôn mang đến cho người thưởng thức một hương vị hết sức riêng biệt, không có bất cứ ở một địa phương nào. Dường như ở nơi đất trời và núi rừng đều vời vợi cao này, mỗi món đồ nướng dẫu dân dã, bình thường cũng thẩm thấu được tinh hoa của đất trời, khiến người thưởng thức phải trầm trồ, xuýt xoa về hương vị thơm ngọt ngon, thơm bùi riêng biệt của từng món.

2. Thịt Lợn Cắp Nách Sapa

Thịt lợn cắp nách là một thứ đặc sản mang phong vị riêng của Sapa. Cái tên “lợn cắp nách” bắt nguồn từ việc người dân địa phương xách lợn cắp nách đen bán ở các phiên chợ. Loài lợn này có thịt thơm, chúng được thả rông và tự kiếm ăn trên sườn dốc núi. 

Thịt lớn cắp nách rất nổi tiếng tại Sapa và được sử dụng chế biến nhiều món ăn đặc biệt. Giá lợn khoảng tầm 100.000 – 200.000 đồng/ 1 kg. Chúng được bày bán tại các phiên chợ tại Sapa phục vụ khách du lịch.

3. Thắng Cố 

Thắng cố được mệnh danh là thứ “đặc sản kinh dị” của Sapa. Ấy thế mà rất nhiều du khách bày tỏ sựu yêu thích dành cho thắng cố. Đó là một loại đặc sản của người Mông, thường xuất hiện ở bản làng, phiên chợ. Nguyên liệu chính cho món ăn là thịt, xương, tiết và nội tạng (bao gồm lòng, mề, tim, phổi, dạ dày và tiết ngựa) kết hợp với gần 20 loại thảo dược (thảo quả, hoa hồi, quế chi, sả, gừng) và nhiều loại gia vị đặc biệt khác của người Mông. 

an-gi-o-sapa-triphunter-2

Khi ăn, người ta sẽ múc nước dùng ra nồi lẩu, thái thịt ngựa rồi thả vào. Ăn thắng cố nhất định phải uống cùng rượu ngô. Đây chắc chắn sẽ là một trải nghiệm khó quên dành cho bạn khi đến với Sapa. Vì vậy bạn hãy lưu nhanh một vài địa chỉ ăn thắng cố ngon ở SaPa nhé!

4. Cơm lam

Khi du lịch đến Sapa nếu bạn bỏ qua đặc sản cơm lam tại đây thì thật là đã bỏ phí một món ăn vừa ngon lại vừa rẻ của núi rừng Sapa. Từ nhà hàng, Khách sạn, đến các quán ăn ven đường… đều phục vụ món ăn độc đáo này.

Ở Sa Pa, người ta thường ăn cơm lam chấm muối vừng (muối mè) vì vị bùi thơm của nếp hòa vị bùi thơm muối mè sẽ quyến luyến mọi du khách. Ngoài ra, cơm lam cũng có thể ăn với thịt xiên. Thịt xiên được làm từ thịt lợn (heo) cắp nách. Loại heo nặng chừng 8-10kg/con, thả rông trên núi đồi. Thịt cắt từng miếng vừa ăn, xăm đều trước khi ướp gia vị. Ướp đúng kỹ thuật, miếng thịt dậy mùi thơm. Sau đó xiên xen kẽ vừa thịt vừa cải mèo – một đặc sản của Sa Pa – qua chiếc que tre trước khi nướng trên bếp lửa. Ăn cơm lam với thịt xiên nướng cải mèo, ngoài vị ngọt bùi của nếp nướng còn có vị cay nồng của cải mèo hòa cùng vị ngọt thơm của thịt heo. Người ta còn ăn cơm lam với gà nương ướp nướng như thịt heo cắp nách nướng.

5. Gà Đen 

an-gi-o-sapa-triphunter-3

Gà đen là loại gà đặc biệt có da, thịt, xương màu đen của người Mông. Thịt gà đen thơm, da giòn, ngọt. Trung bình, một con gà đen ở đây nặng tầm 1.5kg. Ăn gà đen bạn có thể cải thiện các vấn đề về tim mạch của bản thân. Gà đen nướng thường được ăn kèm cùng muối tiêu chanh và lá bạc hà. Nếu không thử món này, chuyển du lịch Sapa của bạn coi như chẳng hoàn hảo.

6. Xôi bảy màu

Một món ăn khác mang đặc điểm riêng của xứ lạnh đó là xôi bảy màu. Xôi bảy màu là món ăn đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc Nùng ở Sapa. Để làm được món xôi này nhìn tưởng đơn giản nhưng không hề đơn giản chút nào, những người dân tộc Nùng đã phải đi vào tận sâu trong rừng để có thể tìm đủ các loại lá rừng.

Mỗi màu sắc trong món xôi là một loại lá, và mỗi màu sắc đó lại mang một ý nghĩ riêng như: Màu xanh của lá chuối non là màu đại diện cho mùa xuân, mùa của muôn hoa đua nở. Màu đỏ thẫm là màu của máu thể hiện sự hiên ngang, sự kiên cường của những người anh hùng đã anh dũng hi sinh trong chiến tranh. Màu vàng là màu biểu tượng cho sự đau thương, sự chia ly hay màu đỏ tươi là biểu tượng cho chiến thắng hào hùng của đồng bào Nùng…

Món xôi bảy màu mang đậm những nét văn hóa cổ truyền, xôi ngon nhất khi được ăn chấm với muối vừng đen và nếu có thêm món thịt rừng nướng ăn kèm thì ngon tuyệt.

7. Thịt trâu gác bếp

Ăn gì ở Sapa 2019? Đến với Sapa, cũng đừng bỏ lỡ thịt gác bếp. Đây là món ăn đậm chất vùng cao Tây Bắc. Thịt trâu gác bếp Sapa nhìn bên ngoài sẽ có màu nâu sẫm nhưng khi xé ra bên trong có màu đỏ tự nhiên. Khi đưa lên miệng sẽ thấy dai dai, ngòn ngọt hòa quyện với chút cay nồng của tiêu gừng của mùi thơm của khói củi núi đá.

an-gi-o-sapa-triphunter-4

Trên thực tế cách làm thịt gác bếp không khó nhưng lại khá mất thời gian và công sức. Trước tiên để làm được món ăn này ngon, việc chọn nguyên liệu cũng rất quan trọng. Trong đó, cần chọn những mảng thịt to, tốt nhất là miếng thịt thăn hoặc ở bắp vai, lưng của con trâu. Sau đó đem tẩm ướp với gia vị bao gồm: lá mắc khén giã nhỏ, hạt chuối giã nhuyễn và bột ớt, muối hột; rồi sau đó đêm treo trên gác bếp đợi một thời gian khoảng 8 tháng đến 1 năm.

Đến Sapa, bạn có thể mua về làm quà cho những người thân món ăn này, rất sang trọng lịch sự và tiện lợi. Giá của một cân thịt trâu gác bếp Sapa khoảng từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

8. Cá Suối Sapa

Cá suối Sapa chiên hoặc nướng cũng là một trong những món không thể bỏ lỡ. Cá suối lướn cỡ 2-3 ngón tay, thường có màu xanh. Đặc biệt, cá suối Sapa không hề có vị tanh, xương cá nhiều nên thường được chế biến bằng phương pháp chiên ăn cả xương lẫn thịt. Cá bùi bùi, lớp vảy mỏng sờn, thịt thơm và ngọt, xương thì giòn tan, Người ta thường ăn cá chấm mắm chanh ớt và cải ngồng luộc. Chỉ cần thêm món cá suối, bữa cơm người Mường đã trở nên hấp dẫn không thể cưỡng lại.

9. Cá hồi, cá tầm

Đến với Sa Pa, bạn còn có thể được thử món ăn đặc trưng mang hương vị riêng, đó là cá hồi và cá tầm.

Khi đến đây, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng và thích thú trước những con cá hồi. Đặc biệt với những du khách nước ngoài, nếu cảnh quan thiên nhiên và văn hóa các dân tộc luôn mang đến cho họ nhiều điều thú vị, thì với cá hồi, sự ngạc nhiên và thích thú còn ý nghĩa hơn thế. Họ không thể tưởng tượng ra được giữa một đất nước với đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa lại có thể được thưởng thức món ăn độc đáo của loài cá da trơn chỉ sống ở các nước ôn đới và hàn đới.

an-gi-o-sapa-triphunter-5

Ngoài cá hồi, giờ đây đến với Sapa du khách còn có cơ hội mục sở thị cá tầm. Sapa đang được kỳ vọng không chỉ là ngôi nhà lý tưởng của riêng cá hồi mà cá tầm cũng sẽ là một sản phẩm mới riêng có ở Sapa, đáp ứng nhu cầu chiêm ngưỡng, thưởng thức của khách du lịch Sapa.

10. Khâu Nhục

Nghe tên món ăn khá lạ nhưng thực chất đây lại là món ăn khá quen thuộc với người miền xuôi vì Khâu Nhục ăn khá giống với vị thịt kho nhưng cách làm và hương vị lại mang nét đặc trưng khác hẳn các vùng miền khác.

Để có món Khâu nhục chuẩn, người ta phải nấu tới nửa ngày cho miếng thịt mềm, sao cho khi ăn như tan ra trong miệng. Món này có nguồn gốc từ người Hoa làm, xuất hiện ở hầu hết các vùng núi phía Bắc.

Nguyên liệu để làm món khau nhục gồm có: thịt lợn ba chỉ, húng lìu, ngũ vị hương, địa liền, tỏi, ớt, rượu, dấm, bột ngọt, hạt tiêu…Khi chế biến món này, phải dùng thịt lợn ba chỉ tươi ngon, cắt thành miếng vuông, khổ 16x16cm, rửa sạch cho vào nồi luộc kỹ. Thịt chín vớt ra để nguội. Cạo sạch phần bì của miếng thịt, dùng vật nhọn châm vào bì thật kỹ, khi thấy bì chảy mỡ ra thì lau sạch, lấy rượu hoặc dấm bôi vào lớp da bì đó cho thấm đều. Tiếp theo cho thịt vào chảo mỡ nóng chao (rán) sao cho vàng đều mới vớt ra.

11. Thịt bò cuốn rau cải Mèo

an-gi-o-sapa-triphunter-6

Thịt bò được thái lát mỏng, tẩm ướp với gia vị rồi cuộn với rau cải mèo ở bên trong, tất cả thành 1 xiên rồi nướng trên than hồng. Vị ngọt của thịt bò và vị ngăm ngăm đắng của rau cải mèo pha trộn với một chút vị cay từ tương ớt sẽ khiến các bạn khó mà dứt ra được.

12. Cải mầm đá

Món cải mầm đá không được bán nhiều tại thị trấn sương mù này vì loại hiếm, mọc trên đỉnh núi đá cao và chỉ phát triển vào mùa lạnh. Vào cuối năm, khoảng từ tháng 11 đến tháng 3 dương lịch là mùa cải mầm đá, món ngon không phải ai cũng biết nhưng đã một lần thưởng thức sẽ muốn ăn thêm và mua về.

Cách chế biến cải mầm đá phổ biến nhất là luộc, nhưng thực ra chỉ cần nhúng sơ qua là các ngồng cải đã có thể ăn được. Cải mầm đá có thể chấm với nước mắm trứng hoặc với vừng lạc. Đây là cách chế biến quen thuộc của những người thích thưởng thức hương vị thuần khiết nhất của món cải.

Nhưng xào cải mầm đá mới được nhiều người ưa chuộng, nhất là xào với thịt trâu. Khi luộc, vị ngọt của cải tiết ra nước, nhưng khi xào, vị ngọt ấy ngấm ngược vào thịt trâu. Khi xào chỉ cần tuân thủ theo lối ăn “sần sật, giòn giòn chín tới” của cải mầm đá là đã có một món ăn thật tuyệt. Vì vậy, khi xào lửa phải vừa, tay đảo nhanh, liên tục. Cải mầm đá đặc biệt xào với mỡ lợn ngon hơn hẳn với dầu ăn. Miếng cải xanh non bóng mỡ, ăn không ngấy ngán mà ngọt lịm, càng ăn càng thích thú.

13. Bánh Đao 

an-gi-o-sapa-triphunter-7

Bánh đao có tên gọi khác là Páu cò, là một loại bánh được làm nhiều vào khoảng tháng 6 cho đến tháng 10. Để chế biến bánh, người ta pha theo tỷ lệ bột đap và bột nếp 2:1, gói bằng lá chuối. Bánh được giữ rất lâu trong điều kiện thường. Đó là một trong những lí do bánh đao thường được sử dụng làm quà tại Sapa. bánh có vị thơm mát, dẻo, bảo quản nơi khô ráo.

Bình luận (0)