Cẩm nang du lịch Cao Bằng từ A đến Z - Mới nhất 2019 - TripHunter

Cẩm nang du lịch Cao Bằng từ A đến Z - Mới nhất 2019

Đăng ngày 30/10/2018 | Bởi Admin

Giới thiệu chung

Tiếp nối cao nguyên đá Đồng Văn, Cao Bằng đã trở thành công viên địa chất toàn cầu của Việt Nam do UNESCO công nhận. Đến với Cao Bằng, bạn sẽ có hội tham quan nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như khu du lịch sinh thái Phia Oắc, Phia Đén, quần thể Hồ Thang Hen, Động Ngườm Ngao… và đặc biệt Thác Bản Giốc, một trong bốn thác vùng biên giới lớn và đẹp nhất trên thế giới.
Không chỉ có thế, đây còn là vùng đất chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử,... Nằm ở địa đầu Tổ quốc, Cao Bằng là nơi rất quan trọng về quốc phòng, đồng thời cũng là vùng đất có truyền thống cách mạng lâu đời. Nếu đã một lần đến Cao Bằng, ngoài du ngoạn khám phá cảnh quan núi rừng hùng vĩ, bạn cũng nên dành một chút thời gian ghé thăm các khu di tích lịch sử để hiểu hơn về cách mạng Việt Nam như hang Pắc Bó, suối Lê Nin, khu di tích Kim Đồng,… Ẩm thực tại Cao Bằng cũng mang những phong vị rất riêng, ngon đúng kiểu miền núi với mắc khén, lợn bản, măng rừng, trâu gác bếp,…

Thời điểm nào thích hợp đi Cao Bằng?

Ở Cao Bằng, mỗi mùa lại có một vẻ đẹp riêng. Tuy vậy, theo kinh nghiệm du lịch của những người đi trước, Cao Bằng thu hút du khách nhất vào hai thời điểm trong năm. Với những người muốn ngắm thác Bản Giốc đổ dài con nước và trong xanh tuyệt đẹp sẽ chọn thời điểm tháng 8 - 9 hàng năm. Tháng 11 - 12 là khi Cao Bằng ngợp trời hoa tam giác mạch và dã quỳ vàng rực các cung đường.

Những điểm đến không thể bỏ qua ở Cao Bằng

Thác Bản Giốc

1 Thac Ban Gioc Cao Bang Trip Hunter

Không chỉ là một thắng cảnh đẹp, thác Bản Giốc còn là nơi khẳng định chủ quyền biên cương của Tổ quốc, là nơi phân chia ranh giới giữa Việt Nam – Trung Quốc bởi dòng sông Quây Sơn chảy ngày đêm bên dưới. Với độ cao 70 m và sâu đến 60 m, thác Bản Giốc hùng vĩ và uy nghi nhưng vẫn mang một nét gì đó rất lãng mạn với thác nước đổ xuống tung bọt trắng xóa. Dòng thác như dải lụa trắng bắc ngang qua núi rừng này cũng là thác nước lớn thứ tư trên thế giới trong hệ thống các thác nước nằm trên một đường biên giới giữa các quốc gia. Mặc dù đẹp và oai hùng nhưng thác Bản Giốc vẫn chưa thu hút nhiều du khách bởi đường sá vào đây khá xa xôi hiểm trở.

Động Ngườm Ngao

Được bình chọn là một trong những hang động đẹp nhất Việt Nam, động Ngườm Ngao với không gian rộng lớn huyền ảo là điểm đến được rất nhiều du khách lựa chọn khi đến Cao Bằng. Vào động khám phá, bạn mới thấy được sự kỳ diệu của tạo hóa với vô vàn khối vôi và thạch nhũ muôn hình vạn trạng, có cái hình voi, hình rồng, hổ báo, có cái lại dân dã như đụn gạo, cây cối, chim muông,… Sự ngạc nhiên sẽ nối dài khi bạn thấy các khối mọc lên từ dưới đất, sà xuống từ trên cao như “cố tình” nhấn nhá cho thêm phần bí ẩn. Dạo bước trong động, bạn không phải lo về cái nóng vì nơi đây có cả suối len lỏi, chảy róc rách, chẳng khác nào “máy điều hòa Thiên nhiên”. Đến Cao Bằng mà không đến động Ngườm Ngao thì xem như phí hoài chuyến du lịch.

Hồ Thang Hen

2 Ho Thang Nen Cao Bang Trip Hunter

Được biết đến là một trong những khu du lịch sinh thái nổi bật tại Cao Bằng, hồ Thang Hen thu hút khá đông du khách thập phương đến tham quan, thưởng ngoạn. Không chỉ có phong cảnh nên thơ, hữu tình, nơi này còn gắn liền với rất nhiều truyền thuyết huyền bí. Là một trong 36 hồ nằm trên núi của Việt Nam, hồ Thang Hen tạo ấn tượng sâu sắc với vách đá cheo leo và dòng nước trong xanh, uốn lượn mấp mô trên những mỏ đá ngầm. Vào ngày lũ, nước tại hồ vẫn trong vắt chứ không đỏ lựng như những hồ khác. Còn bình thường, hồ cũng đã vô cùng đặc biệt khi sở hữu hai đợt “thủy triều” lên xuống mà không hồ nào có được.

Đèo Mã Phục

3 Deo Ma Phuc Cao Bang Trip Hunter

Đèo Mã Phục là đèo đẹp nhất ở Cao Bằng, với độ dài 13 km và một khúc cua uốn lượn quanh co bên những dãy đá vôi, là một thử thách trong hành trình chạy lên đỉnh. Khí hậu trên đèo mát mẻ vào mùa hè, còn mùa đông thì lạnh buốt. Trên đỉnh đèo có một chợ phiên tự phát vào các ngày 3, 8, 13, 18, 23, 28 bán nhiều mặt hàng, không khí nhộn nhịp.

Suối Lê Nin

4 Suoi Lenin Cao Bang Trip Hunter

Suối Lê Nin thực chất là một dòng suối nhỏ chảy yên bình trước cửa hang Pắc Bó. Men dòng suối là con đường đá rêu phong, ghi dấu những chứng tích một thời – nơi từng có sự hiện diện của Bác Hồ, như vườn trúc Bác đã trồng, cây ổi Bác thường hái lá nấu nước, chiếc bàn đá Bác ngồi làm việc,… Là địa điểm thiêng liêng gắn liền với Hồ Chủ Tịch, suối Lê Nin đã đi vào thơ ca cách mạng như một lời tri ân, nhắc nhở thế hệ sau đừng bao giờ lãng quên lịch sử. Nếu bạn là một người yêu thích sử Việt, suối Lê Nin là điểm dừng chân không thể bỏ qua.

Hang Pắc Bó

5 Hang Pac Bo Cao Bang Trip Hunter

Sau hơn 30 năm bôn ba hải ngoại kể từ ngày ra đi tìm đường cứu nước, nơi đầu tiên Bác Hồ dừng chân chính là hang Pắc Bó. Đây là một hang đá rất nhỏ nằm trong dãy núi lớn hùng vĩ, là nơi Bác đã ở và làm việc từ 8/2/1941 đến cuối tháng 3/1941. Miệng hang chỉ đủ một người chui lọt, còn bên trong rộng chừng chục mét, với nước từ các vách đá rỉ ra ẩm ướt. Bác Hồ đã từng ở đây để làm việc và nơi người nghỉ ngơi chỉ là một tấm phản bằng các tấm ván cây nghiến ghép lại. Hiện tại hang Pắc Bó, các hiện vật gắn liền với Bác vẫn còn được lưu giữ và trưng bày cẩn thận. Nếu có dịp đến Cao Bằng, bạn nhớ ghé hang Pắc Bó để tưởng nhớ Bác và hiểu hơn về vị lãnh tụ kính yêu của người dân Việt.

Thành Bản Phủ

Thành Bản Phủ được xây dựng từ thời Lê - Mạc, bao quanh là sông nước và đồng ruộng. Đến nay, thành vẫn còn những dấu tích rõ nét. Thành được xây theo hình chữ nhật, dài 110 m và được đắp bằng đất. Nơi đây vẫn còn nhiều bí ẩn lịch sử mà các nhà khảo cổ đang nghiên cứu. 

Nghiêu Sơn Lĩnh

Nghiêu Sơn Lĩnh không chỉ là một thắng cảnh đẹp của miền sơn cước mà còn là một di tích lịch sử đáng ghi nhớ. Đây là nơi đóng quân, luyện quân đánh giặc Minh xâm lược thời nhà Hồ Quý Ly do hai hào trưởng Bế Khắc Thiệu và Nông Đắc Thái tự đứng ra kêu gọi, tập hợp quân. Vùng núi có địa thế hiểm trở, cây cối rậm rạp, có nhiều khe núi sâu. Ngày nay, vẫn còn di tích của thành lũy phía chân núi. 

Chùa Đà Quận

Chùa Đà Quận còn có tên gọi khác là chùa Viên Minh. Tương truyền, đây là một trong ba ngôi chùa cổ nhất Cao Bằng. Ngôi chùa này thờ vị danh tướng thời nhà Mạc là Đà Quận công Mạc Ngọc Liễn và Phật Bà Quan m. Chùa nằm đối diện với đền thờ Quang Triều vũ Dương Tự Minh và Hồng Liên công chúa. Trong chùa có hai quả chuông nặng cả nghìn cân, tiếng chuông vang rất xa. Hằng năm, cứ đến mùng 8 - 9 tháng Giêng, chùa đều tổ chức lễ hội.

Phia Đén, Phia Oắc

Phia Đén, Phia Oắc là vùng đất có khí hậu mát mẻ, hệ sinh thái đa dạng, thảm thực vật phong phú, nhiều loài động vật quý hiếm. Ngoài khu rừng nguyên sinh rậm rạp thì nơi đây còn có nhiều hang động và sông suối, thiên nhiên hùng vĩ. Đây là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc người Dao với những phong tục tập quán mang đậm nét truyền thống vẫn còn lưu giữ. 

Khám phá ẩm thực Cao Bằng

Vịt quay 7 vị

6 Vit Quay 7 Vi Cao Bang Trip Hunter

Gọi là món vịt quay 7 vị vì người dân địa phương dùng đến 7 loại gia vị khác nhau để ướp. Vịt phải chọn con vừa, chắc thịt, sáng lông, làm sạch rồi ướp gia vị, rưới mật ong và quét dấm lên khắp thân trước khi quay. Thịt khi chín ruộm vàng cánh gián, da óng vàng mật, thịt ăn chắc ngọt, mềm nhưng không bở và dai.

Phở chua

7 Pho Chua Cao Bang

Nước lèo phở vừa có vị ngậy của mỡ vịt, vừa thơm phức nhờ những gia vị ướp thịt trước khi quay. Khi ăn, đổ ít nước lèo vào phở là đủ để không làm mất gia vị tô phở chua. Bánh phở dẻo kết hợp với độ béo của thịt ba chỉ, vịt quay, vị chua của măng và vị đậm đà của các hương liệu tạo nên tô phở chua có hương vị độc đáo. 

Lạp sườn

Lạp sườn Cao Bằng có vị ngon đậm đà của thịt, được ướp cẩn thận với nhiều loại gia vị khác nhau tạo độ thơm và đậm đà, đặc biệt không dùng chất bảo quản. Lạp sườn có thể đem hấp hoặc rán, khi ăn chấm tương ớt hoặc kèm với cơm trắng hoặc xôi.

Nằm khâu

Được nấu từ thịt ba chỉ và khoai, nằm khâu là món ăn đơn giản, được dùng phổ biến trong các cỗ cưới. Món ăn này phải dùng nóng mới ngon.

Bánh cuốn

Bánh cuốn Cao Bằng ăn kèm với bát nước chấm to, trong đó là chả thái lát và vài loại rau thơm. Người Cao Bằng thường đổ hết bánh cuốn vào bát nước chấm như kiểu ăn phở hay ăn bún. Đây là cách ăn bánh cuốn độc đáo chỉ có ở Cao Bằng.

Xôi trám

8 Xoi Tram Den Cao Bang

Trám có hai loại là trám trắng và trám đen, trong đó chỉ có trám đen mới chế biến được thành xôi trám. Trám đen chọn trái tươi, chín mọng, đem ngâm nước ấm rồi lấy thịt trám trộn với xôi đã đồ. Xôi chín dậy màu hồng tím, có mùi thơm, vị bùi và béo ngậy. Xôi trám thường được bán tại các phiên chợ vùng cao.

Bánh áp chao

9 Banh Ap Chao Cao Bang Trip Hunter

Bánh áp chao thoạt nhìn rất giống bánh rán. Bánh có cách làm đơn giản, chỉ cần một hũ bột, nêm gia vị, rán trên chảo đầy dầu nóng bằng khuôn tròn. Bánh ăn nóng kèm với một số phụ gia, đỗ tương, rau thơm, rất thích hợp dùng trong những ngày giá rét.

Bánh trứng kiến

10 Banh Trung Kien Cao Bang Trip Hunter

Nguyên liệu làm bánh gồm trứng kiến, bột nếp và lá vả trộn đều rồi đem hấp trên nồi. Trứng kiến thường to bằng hạt gạo, có màu trắng sữa, thân mẩy và tròn. Trứng kiến rất béo và có hàm lượng dinh dưỡng cao nên khi làm bánh ăn rất ngon, có độ dẻo, thơm mùi lá vả và ngậy mùi trứng kiến.

Bánh coóng phù

11 Banh Coong Phu Cao Bang Trip Hunter

Bánh có cách chế biến gần giống với cách làm bánh trôi nhưng nhân bánh để lạc (đậu phộng) và vỏ bánh làm từ nếp trộn với gấc để tạo hương thơm và màu đẹp. Nước đường được làm từ mật mía và gừng già. Sau khi nấu chín, bánh coóng phù có mùi thơm của bột nếp hòa với gấc, vị ngon ngọt của nước mật mía và vị cay nóng của gừng, ăn vào rất ấm bụng. Món này được bán nhiều ở khu chợ Xanh, Phố Cũ và khu Nước Giáp. 

Hạt dẻ Trùng Khánh

Tháng 10 - tháng 11 là thời điểm những quả dẻ chín rụng đầy mặt đất. Hạt dẻ to bằng ngón chân cái, màu vàng sẫm, bùi và thơm ngậy. Hạt dẻ có thể chế biến được nhiều món ngon: luộc, rang, sấy hoặc ninh với chân giò, thịt gà. Đây là đặc sản được nhiều du khách mua về ăn hoặc làm quà biếu.

Rau dạ hiến

12 Rau Da Hien Cao Bang Trip Hunter

Rau dạ hiến, hay còn gọi là bồ khai, thân dây rất giòn, bẻ dễ gãy, thường mọc hoang ở những vùng núi đá. Đây là một thứ rau rừng không những có vị ngon, hấp dẫn một cách kỳ lạ mà còn là vị thuốc bổ thận, mạnh gân cốt. Dạ hiến thường được xào chung với lòng lợn hoặc lòng gà, vừa có vị thơm vừa có vị béo ngậy.

Mắc mật

Theo tiếng Tày - Nùng, mắc mật nghĩa là quả ngọt, còn có tên khác là hồng bì núi, củ khỉ hay dương tùng. Lá mắc mật là nguyên liệu tuyệt vời cho các món nướng vì hương thơm nồng nàn, kích thích khứu giác. Quả mắc mật có vị chua chua ngọt ngọt, thường được dùng để khử mùi tanh của thịt, cá và còn có thể ngâm cùng măng tươi để làm phụ liệu cho các món kho, xào hoặc nấu canh.

Các quán ăn ngon ở Cao Bằng

- Lẩu cá Ngã Ba Sông - Đường Pác Bó, Cao Bằng
- Quán Lá Cọ Xanh (Quán bán đặc sản miền núi giá cả hợp lý) - Phai Khắt Nà Ngần, TP Cao Bằng, Cao Bằng
- Nhà hàng Phố Mới - 16 Xuân Trường, P. Hợp Giang, Cao Bằng
- Nhà hàng Huyền Linh - Pác Bó, Cao Bằng
- Nhà Hàng Thanh Cường - Lê Lợi, Khối 3, P. Sông Bằng, Cao Bằng

Những khách sạn đầy đủ tiện nghi tại Cao Bằng

Khách sạn Bằng Giang

Tọa lạc tại trung tâm TP Cao Bằng, khách sạn Bằng Giang là địa điểm lý tưởng cho du khách lưu trú và tham quan du lịch Cao Bằng. Khách sạn có 65 phòng theo tiêu chuẩn quốc tế, với các trang thiết bị hiện đại, là một trong những khách sạn hiện đại và tốt nhất của thành phố Cao Bằng.
Địa chỉ: 1 Kim Đồng, P. Hợp Giang, Cao Bằng.

Khách sạn Dương Hà

Khách sạn có thiết kế nội thất gần gũi với thiên nhiên, hiện đại.
Địa chỉ: 36 Tổ 16, P. Sông Bằng, Cao Bằng

Khách sạn Minh Hoàng Modern

Tọa lạc trên trục phố chính của TP Cao Bằng, mặt tiền hướng ra dòng sông Bằng Giang hiền hòa và thơ mộng, khách sạn Minh Hoàng Modern là điểm đến lý tưởng cho du khách lưu trú và tham quan du lịch tại Cao Bằng.
Địa chỉ: 98 Kim Đông, Hợp Giang, Cao Bằng

Khách sạn Sơn Tùng

Khách sạn Sơn Tùng là khách sạn 2 sao, có vị trí gần trung tâm thương mại và cách bến xe khoảng 500 m.
Địa chỉ: 1 Tổ 31, phố Hồng Việt, P. Hợp Giang, Cao Bằng.

Phương tiện di chuyển

Xe máy

Từ Hà Nội, bạn có thể di chuyển đến Cao Bằng theo các lộ trình sau:
- Lộ trình 1: Từ Hà Nội, bạn chạy qua cầu Thanh Trì => cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên => địa phận tỉnh Bắc Kạn => đi thẳng QL3 => trung tâm Cao Bằng.
 + Ưu điểm: Giao thông thuận tiện
 + Khuyết điểm: Đường vắng, hầu như không có quán xá và trạm dừng chân.
- Lộ trình 2: Đi theo QL3 cũ (Hà Nội – tỉnh Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng). Lưu ý: Khi lưu thông qua huyện Phổ Yên (Thái Nguyên), bạn cần phải đi chậm và cẩn thận bởi lượng xe lưu thông ở đây khá lớn, chủ yếu là xe tải và container hạng nặng.
 + Ưu điểm: Cảnh đẹp.
 + Khuyết điểm: Bạn phải vượt qua 5 cung đèo nguy hiểm (Đèo Giàng, Đèo Gió, Đèo Ngân Sơn, Đèo Cao Bắc, Đèo Tài Sìn Hồ). Nếu không có kinh nghiệm chạy xe, rất dễ gặp tai nạn.
- Lộ trình 3: Đi theo QL1A về Lạng Sơn => rẽ theo QL4 qua Đông Khê, Thất Khê => Cao Bằng. Nếu đi lộ trình này, bạn cần chạy chậm và lưu ý những đoạn đường khúc cua.
 + Ưu điểm: Cảnh đẹp.
 + Khuyết điểm: Có khá nhiều đường đèo nhỏ, xe vận tải lớn di chuyển.

Xe khách 

Tuyến Hà Nội - Cao Bằng có giá vé (tham khảo) từ 190.000 - 200.000đ/chuyến (tùy từng nhà xe).
- Tuyến bến xe Mỹ Đình – Bến xe Cao Bằng (xe chạy tuyến đêm): Thời gian di chuyển khoảng 8 tiếng
 + Xe Thanh Ly: 0916 121 888 - 0912 237 252
 + Xe Hiến Lợi: 0206 385 8679 - 0206 385 1499
 + Xe Ngọc Hà: 0912 577 004 - 0912 455915
 + Xe Lương Sùng: 0912 455 915 - 0912 577 044
- Tuyến bến xe Lương Yên – Bến xe Cao Bằng (xe chạy tuyến đêm): Thời gian di chuyển khoảng 6 tiếng
 + Hưng Thành: 0974 888 555
 + Khoa Mận: 0936 971 688
 + Bốn Hai: 0976 424 242
- Tuyến bến xe Giáp Bát - Bến xe Cao Bằng
 + Nhà xe số 42: 0948 424 242 - 0976 424 242
*Lưu ý:
- Xe khách đi Cao Bằng thường nhồi nhét nhiều khách, hay bắt khách dọc đường. Đường xá ngoằn ngoèo nhiều đường cua. Vì vậy, bạn nên đặt vé các hàng ghế đầu để có chuyến đi thoải mái hơn.
- Khi đến bến xe Cao Bằng, bạn bắt xe khách, xe ôm, taxi hoặc thuê xe đến các điểm tham quan.

Xe buýt

Khi đến bến xe Cao Bằng, bạn có thể bắt 3 tuyến xe buýt sau đây đến các điểm tham quan trong tỉnh.
1. TP Cao Bằng đi Khu Di tích Pác Bó (Hà Quảng): 30 phút có 01 chuyến.
2. TP Cao Bằng đi Thác Bản Giốc (Trùng Khánh): 30 phút có 01 chuyến.
3. TP Cao Bằng đi cửa khẩu Tà Lùng (Phục Hòa): 40 phút có 01 chuyến.
Thông tin bến xe Cao Bằng - điểm du lịch:
- Tuyến Thành phố Cao Bằng - Khu du lịch Thác Bản Giốc - Động Ngườm Ngao:
 + Giờ xe xuất phát:
   Từ TP Cao Bằng: 6h30, 7h30, 9h30,11h30, 13h30, 15h30
   Từ thác Bản Giốc: 6h15, 8h00, 13h30,14h30
 + Các hãng xe:
  Xe Thành: 0988 007 846
  Xe Luân: 0975 070 377
  Xe Hợp: 0979 371 923
- Tuyến Thành phố Cao Bằng - Khu di tích Quốc gia Đặc biệt Pác Bó
 + Xe Cao Bằng - Hà Quảng: Xuất bến bắt đầu từ 5h30 đến 17h30 hàng ngày, cách 1 giờ một chuyến.
 + Các hãng xe:
  Xe Hiền Hậu: 0984 505 663
  Xe Linh Liễu 0912 866 210
  Xe Thọ Chuyên 01663 001 666
  Xe Đức Lan 0919 768 303

Taxi

Taxi Đức Ngọc: (02063) 797 979
Taxi Hương Sen: (02063) 851 851
Taxi Sao Mai: (02063) 755 755
Taxi Vĩnh Dung: (02063) 767 676

Di chuyển tại Cao Bằng

- Thuê xe máy: 120.000đ/ngày - 200.000đ/ngày (tùy loại xe)
 + SĐT: 091 546 3212 (bác Danh)
 + Địa chỉ: Tổ 3, P. Ngọc Xuân, TP Cao Bằng
 + Thủ tục thuê xe: không đặt cọc, chỉ cần CMND hoặc passport kèm bằng lái xe
 + Thời gian thuê: 7h - 19h30
 + Khách có nhu cầu thuê 2 ngày thì được giữ xe miễn phí qua một đêm
 + Xe đẹp, mới và rất nhiều loại cho bạn lựa chọn (xe tay ga - xe số - xe tay côn)
 + Có mang xe đến điểm hẹn theo yêu cầu của du khách, ngoài phạm vi 5km phụ thu 50.000đ/lần/lượt
 + Giao xe miễn phí tại khách sạn trong thị trấn < 3km
 + Cung cấp hai mũ bảo hiểm và bản đồ giấy.
 + Thuê ô tô: Nếu nhóm của bạn đi hơn 4 người có thể thuê trọn gói xe ô tô nhỏ đi cho rẻ và chủ động di chuyển đến các điểm tham quan. Bạn nên gọi điện thoại đặt trước 1 đến 2 ngày để chủ thuê chuẩn bị xe.
 + SĐT: 097 834 7823 (Anh Lung)
 + Giá thuê (tham khảo): 500.000đ/ngày

Lịch trình tham khảo

Bạn chỉ việc đi và tận hưởng, lịch trình để TripHunter lo nhé! Tha hồ chọn lịch trình hay tại đây: https://www.triphunter.vn/plan_suggestions/plans/cao-bang

Bình luận (0)