Khải Đoan là ngôi chùa đầu tiên thời kỳ Chấn hưng Phật giáo Việt Nam có mặt ở Tây Nguyên, cũng là ngôi chùa Sắc Tứ cuối cùng của nhà Nguyễn. Chùa được xây dựng vào năm 1951. Chùa do Đoan Huy Hoàng - thái hậu Hoàng Thị Cúc (chính phi của vua Khải Định) cùng một số Phật tử phát tâm xây dựng. Tên Khải Đoan là ghép từ hai chữ Khải Định - Đoan Huy mà thành.
Chùa có nhiều nét kiến trúc – mỹ thuật độc đáo, kết hợp hài hòa hai lối kiến trúc Kinh – Thượng, toàn bộ phần mộc trong và ngoài nội thất đều do bàn tay khéo léo của những người thợ Cố đô Huế tạo dựng và trang trí. Chùa có kiến trúc địa phương kết hợp với kiến trúc nhà rông tạo nên một công trình mang yếu tố đan xen văn hóa, thắm đượm mối tình đoàn kết. Sau nhiều lần sửa sang và trùng tu, hiện tại chùa có những thay đổi so với lúc mới hình thành.