Kinh nghiệm du lịch Hà Giang 3 ngày 2 đêm 2019 chi tiết - TripHunter

Kinh nghiệm du lịch Hà Giang 3 ngày 2 đêm 2019 chi tiết nhất

Đăng ngày 24/09/2019 | Bởi Admin

Hà Giang – cao nguyên ở địa đầu Tổ quốc với những cảnh đẹp hùng vĩ của non sông đất trời nước Việt, những phiên chợ vùng cao đầy sắc màu, ruộng bậc thang trùng điệp hay những nụ hoa hoang dại tô thắm các nẻo đường. Tất cả những trải nghiệm nơi cao nguyên đá này đều khó mà có thể tìm thấy ở nào khác.

Bởi thế, Hà Giang là mảnh đất mà bao khách du lịch mê say, khát khao chinh phục. Nếu bạn cũng đang có kế hoạch đến Hà Giang thì đừng bỏ lỡ kinh nghiệm du lịch Hà Giang 3 ngày 2 đêm mà TripHunter tổng hợp và chia sẻ dưới đây nhé!

1. Hướng dẫn cách di chuyển khi du lịch Hà Giang

kinh-nghiem-du-lich-ha-giang-3-ngay-2-dem-triphunter-6

Để du lịch Hà Giang, bạn có thể di chuyển bằng ô tô hoặc phương tiện là xe máy

1.1 Du lịch Hà Giang bằng xe máy

  • Cung 1 – khoảng 300km: Xuất phát tại Hà Nội – Sơn Tây (đi đường 21 ở Cổ Nhuế) – cầu Trung Hà – Cổ Tiết – cầu Phong Châu (qua cầu Phong Châu thì rẽ tay trái) – men theo sông Thao tới thị xã Phú Thọ – Đoan Hùng rồi rẽ đi Tuyên Quang – theo quốc lộ 2 tới Hà Giang.
  • Cung 2 – khoảng 280km: Khởi hành Hà Nội – Vĩnh Phúc – Việt Trì – Phú Thọ – Tuyên Quang – Hà Giang (tới quốc lộ 2C hay quốc lộ 2).

1.2 Du lịch Hà Giang bằng ô tô

Xe khách người bạn đồng hành để bạn có được một chuyến đi khỏe khoắn hơn. Bạn có thể bắt chuyến xe Hà Nội – Hà Giang, xuất phát từ bến xe Mỹ Đình vào lúc 9h sáng đến 5h tối. Xe khách có tại bến với các nhà xe uy tín như Bằng Phấn, Hưng Thành, Hải Vân. Giá vé chỉ đổ lại từ 260.000 – 300.000đ/người. Sau khi đến Hà Giang, bạn có thể bắt xe nội tỉnh hoặc thuê xe máy để di chuyển đến các địa điểm tham quan.

2. Lịch trình du lịch Hà Giang 3 ngày 2 đêm 2019

2.1 Ngày thứ nhất đến Hà Giang

Nếu muốn đi từ miền Nam hoặc miền Trung để đến Hà Giang, bạn có thể săn vé máy bay để ra tới Hà Nội và đến bến xe Mỹ Đình. Có nhiều cách thức và phương tiện vận chuyển để đến được Hà Giang. Nếu bạn là dân phượt có thể chọn phương tiện xe máy để đi tới Hà Giang. Tuy nhiên, bạn nên đi xe khách lên đến Hà Giang và thuê xe máy tại đây. Bởi đường từ Hà Nội lên tới Hà Giang khá xa, nhiều khúc cua. Tốt nhất là bạn dành thời gian để nghỉ ngơi trên ô tô khách để lấy sức cho những ngày sau chinh phục các điểm đến khác ở Hà Giang.

kinh-nghiem-du-lich-ha-giang-3-ngay-2-dem-triphunter-5

Tại bến xe Mỹ Đình có khá nhiều hãng xe để đi tới Hà Giang như Hải Vân, Hưng Thành, Ngọc Cường... Hiện tại, nhiều nhà xe giường nằm đều có chất lượng phục vụ khá tốt. Ngày thứ nhất, buổi sáng bạn lên xe khách và tới tầm tối là có thể có mặt tại thành phố Hà Giang.

Tại thành phố, bạn nên thuê khách sạn để nghỉ lại, giá tầm trung dao động từ 150.000 – 300.000đ/ 1 phòng. Buổi tối, bạn có thể khám phá thành phố Hà Giang về đêm, đi tắm nước lá, và thưởng thức những đặc sản ở đây. Những quán đồ ăn đêm ở Hà Giang phục vụ rất nhiều món nướng, phở, cháo. Giá cả phải chăng và chất lượng đồ ăn rất ngon chắc chắn sẽ khiến bạn thấy vô cùng thú vị. Trở về khách sạn nghỉ đêm, kết thúc ngày thứ 1 để bạn chuẩn bị lấy sức cho ngày hôm sau khám phá Hà Giang.

2.2 Ngày 2: Quản Bạ - Yên Minh – Đồng Văn - Sà Phìn – Lũng Cú

Nên bắt đầu hành trình ngày thứ 2 của bạn từ sáng sớm vì bạn sẽ phải di chuyển khá nhiều nơi để khám phá hết các địa điểm ở Hà Giang. Sau khi ăn sáng, bạn nên làm thủ tục trả phòng để rời đi Quản Bạ. Nhớ kiểm tra thật kỹ xe máy của bạn vì quãng đướng sắp tới có khá nhiều đoạn đường dốc và khúc cua.

Từ Quản Bạ đi Yên Minh, trên đoạn đường này có một rừng thông rất rộng và đẹp. Tại đây bạn có thể dừng lại để ăn trưa và nghỉ ngơi. Tiếp tục từ Yên Minh đến Đồng Văn, bạn có thể chiêm ngưỡng một cao nguyên đá hùng vỹ. Ở đây, bạn có thể rẽ vào điểm Phó Bảng (cách tầm 5km), nơi đây có một thị trấn với những kiến trúc cổ rất đẹp.

kinh-nghiem-du-lich-ha-giang-3-ngay-2-dem-triphunter-4

Trên đường rẽ vào Phó Bảng, còn có rất nhiều cánh đồng hoa tam giác mạch. Nếu bạn đi vào đúng khoảng thời gian tháng 10 – tháng 11 thì các cánh đồng này, tam giác mạch nở rộ tạo nên một cảnh quan vô cùng đẹp mắt.

Rời Phó Bảng, địa điểm tiếp theo là cổng trời Sà Phìn. Trên đường đi, bạn có thể rẽ vào dinh họ Vương (những dinh thự cổ của các gia đình giàu có xưa) để chụp ảnh. Backgroup ở đây rất đẹp và “chất” dành cho những tín đồ “sống ảo”.

kinh-nghiem-du-lich-ha-giang-3-ngay-2-dem-triphunter-3

Từ dinh thự họ Vương, bạn quay trở lại để rẽ ở ngã 3 hướng theo cột cờ Lũng Cú. Đoạn đường từ cổng trời lên Lũng Cú gọi là đường Ma Lé, với phong cảnh thiên nhiên vô cùng hùng vỹ với những dãy núi đá trập trùng cùng các cánh đồng hoa tam giác mạch trải dài. Check in xong tại cột cờ, bạn sẽ quay ngược lại thị trấn Đồng Văn để kết thúc hành trình ngày thứ 2 của mình. Ở Đồng Văn, có rất nhiều nhà nghỉ và khách sạn giá rẻ để bạn nghỉ lại qua đêm. Khu Phố Cổ có nhiều quán cà phê đúng chất phố núi. Nghỉ tại đây để chơi thị trấn một đêm, cảm nhận cái lành lạnh của vùng núi, ăn bát cháo ấu tẩu và nghỉ ngơi sau một ngày dài thì thật là tuyệt vời.

2.3 Ngày thứ 3 : Mã Pí Lèng – Mèo Vạc – Bắc Mê – Hà Giang

Sáng sớm, bạn đi bộ ra phố cổ thị trấn Đồng Văn để ăn sáng. Có rất nhiều món ăn ngon đặc sản của bà con dân tộc nơi đây để bạn thưởng thức như xôi ngũ sắc, cháo ấu tẩu, bánh cuốn, thắng cố…Ăn sáng xong thì trả phòng và bắt đầu hành trình đi Mèo Vạc.

Đường từ Đồng Văn đi Mèo Vạc vượt qua con đèo mang tên Mã Pí Lèng – một trong tứ đại đỉnh đèo huyền thoại. Bạn sẽ chinh phục đoạn đường Hạnh Phúc này và thật sự sẽ không khỏi thốt lên ngạc nhiên trước

kinh-nghiem-du-lich-ha-giang-3-ngay-2-dem-triphunter-2

Đến Mèo Vạc, bạn nên dừng chân lại để ăn trưa. Nghỉ ngơi xong, sẽ quay trở lại thành phố Hà Giang để bắt xe trở lại Hà Nội. Một lưu ý là trước khi đi bạn nên đặt vé xe trước cho các hãng xe để được sắp xếp chỗ nằm tốt nhất, kết thúc chuyến du lịch Hà Giang 3 ngày 2 đêm của mình.

3. Ăn uống ở Hà Giang

3.1 Bánh cuốn phố cổ Đồng Văn

Bánh cuốn phố cổ Đồng Văn – Hà Giang là một món ăn độc đáo, khác xa so với những món đặc sản khác ở Hà Giang. Đây là món ăn mà du khách thường lựa chọn cho bữa sáng của mình khi tới Hà Giang du lịch. Một “món lạnh” được ăn cùng chén nước lèo ninh xương nóng hổi, bạn sẽ cảm thấy ấm bụng hơn trong thời tiết se se lạnh ở vùng cao nguyên đá này.

3.2 Cơm lam Bắc Mê

Cơm lam Bắc Mê là thức quà dân dã đồng thời là món ăn phổ biến của nhiều đồng bào dân tộc ở Tây Bắc. Cơm Lam được làm từ gạo nếp nương, rồi nướng trong một ống tre nứa, dài. Vị cơm lam thơm và ngọt, ăn dẻo và bùi bùi, du khách đến Hà Giang không chỉ thưởng thức mà còn mua về làm quà rất nhiều.

3.3 Hồng không hạt

kinh-nghiem-du-lich-ha-giang-3-ngay-2-dem-triphunter-1

Hồng không hạt được trồng nhiều ở vùng Quản Bạ Hà Giang nên người dân nơi đây vẫn gọi là hồng Quản Bạ. Giống hồng này thường có vào khoảng mùa thu đông, từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm, một thức quà dân dã ở Hà Giang.

3.4 Thắng dền

Thắng dền thoạt nhìn giống bánh trôi nước của người miền xuôi nhưng thực ra viên bánh được vo tròn to hơn, thả trong bát có nước đường ngọt đậm, cùng vị bùi bùi của nước cốt dừa và thanh cay của gừng xắt lát. Thưởng thức thắng dền, ta sẽ cảm nhận được miếng bột gạo mềm dẻo, hòa lẫn cùng 3 vị ngọt, béo và cay cay và đặc biệt là những viên lạc thơm phức giòn tan trong miệng.

4. Một số lưu ý khi du lịch Hà Giang 3 ngày 2 đêm

  • Nếu muốn đi xe máy, bạn hãy nhớ mang theo giấy tờ tùy thân như bằng lái xe. Bạn nên mua dự trữ một chai xăng (khoảng 1,5 l) và nhớ mượn chủ thuê xe bộ đồ vá xe.
  • Mang theo quần áo ấm vì mùa hè ở Hà Giang cũng sẽ lạnh nếu bạn lên các vị trí cao. Đừng quên đi giày thể thao ấm áp, cứng cáp.
  • Nên đem theo một số loại thuốc như thuốc đau bụng, đau đầu, thuốc dị ứng, kem chống muỗi.
Bình luận (0)