Chợ tình Khau Vai ở Hà Giang - TripHunter

Chợ tình Khau Vai

Đường 217, xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc, Hà Giang

Tổng quan

Giới thiệu về Chợ tình Khau Vai

Chợ tình Khau Vai (còn gọi là chợ Phong Lưu) họp mỗi năm một lần vào ngày 27/3 âm lịch. Bắt nguồn từ một câu chuyện tình, Khau Vai trở thành nơi hò hẹn chung cho tất cả những người yêu nhau trong vùng, đặc biệt là những đôi trai gái từng yêu nhau nhưng bị chia cắt. Đúng ngày này, họ hẹn nhau về đây để tâm sự, kể cho nhau cuộc sống riêng của mỗi người, ôn lại những tình cảm xưa. Có rất nhiều đôi vợ chồng cùng nhau đến chợ; đến nơi, vợ đi tìm bạn của vợ, chồng đi tìm bạn của chồng. Họ không ghen tuông, không bực bội, mà tôn trọng nhau, tôn trọng bạn của vợ, của chồng mình. Họ coi đó là sự linh thiêng, là bổn phận và trách nhiệm trước cuộc sống tinh thần của người bạn đời.
Chợ Khau Vai vốn dĩ là phiên chợ tình, chợ họp không có người mua, không có người bán, chỉ có giá trị về mặt tinh thần. Hiện nay, chợ tình Khau Vai đang bị thương mại hóa khiến nó mất dần đi vẻ mộc mạc vốn có và trở thành nơi bày bán đủ loại hàng hóa. Nhiều người đùa rằng: “Lên chợ tình Khau Vai, thấy người Kinh nhiều hơn người dân tộc!”
Những năm gần đây, phiên chợ tình này được tổ chức thành lễ hội chợ tình Khau Vai, khách du lịch từ khắp nơi đổ về nườm nượp. Một số hoạt động đáng chú ý tại lễ hội: hội chọi bò, đua ngựa, hội chọi chim Họa Mi, văn nghệ, hội thi “Người đẹp vùng cao nguyên đá”...
SỰ TÍCH CHỢ TÌNH KHAU VAI:
Sự tích chợ tình bắt nguồn từ truyền thuyết về chàng Ba, cô Út. Chàng Ba người dân tộc Nùng, nhà ở Khau Vai, khôi ngô tuấn tú, hát hay, thổi sáo giỏi nhưng nhà nghèo. Cô Út xinh đẹp là con một tộc trưởng người Giáy. Hai người yêu nhau nhưng gia đình cô Út không đồng ý vì chàng nghèo và khác dân tộc, không cùng con ma, không cùng phong tục tập quán; con trai người Nùng không thể lấy con gái người Giáy làm vợ.
Chàng và nàng trốn nhà đưa nhau lên hang núi Khau Vai sống. Gia đình, họ tộc cô gái vác súng kíp, cung nỏ sang nhà trai chửi mắng chàng Út phá lệ đưa cô gái ra rừng. Gia đình chàng trai cũng mang gậy gộc, súng, dao ra chửi bới nhà gái. Từ hang núi nhìn xuống, hai người trông thấy cảnh máu chảy, đâm chém nhau giữa hai họ. Thương cha, thương mẹ, thương dân bản hai làng bỗng trở nên thù hận nhau chỉ vì tình yêu của mình nên chàng trai và cô gái chia tay nhau về làng, thề kiếp sau sẽ thành vợ thành chồng. Ngày họ chia tay là ngày 27/3, người dân trong vùng lấy ngày đó làm ngày họp chợ.
Khi đôi trai gái chia tay nhau, họ đã cắt máu thề: Dù không lấy được nhau nhưng mỗi năm, cứ đến ngày 27/3 họ lại lên Khau Vai hát cho nhau nghe, kể với nhau những thầm kín ấp ủ trong lòng trong suốt một năm xa nhau. Họ tâm tình, ca hát đến hết đêm hôm sau rồi lại trở về với cuộc sống ngày thường. Ngày cuối cùng của cuộc đời, họ lại đến với nhau. Họ tìm đến gốc cây rừng và ngồi bên hòn đá thề năm xưa, ôm chặt nhau cùng đi vào cõi vĩnh hằng. Họ ra đi cũng đúng vào ngày 27/3 - ngày mà năm nào họ quyết định chia tay. Dân làng đã dựng hai miếu thờ là "miếu Bà" và "miếu Ông" ngay chính nơi họ mất để tưởng nhớ về mối tình trai gái.

Đánh giá
5.0
1
Đăng nhập để đánh giá và bình luận
Tuyệt vời
100.0%
Rất tốt
0.0%
Trung bình
0.0%
Xấu
0.0%
Rất tệ
0.0%
Đăng nhập để đánh giá và bình luận
Tam Giác Mạch avatar
Trước đây vì đường xa xôi, khó đi nên người dân tộc rất háo hức đến chợ tình Khâu Vai. Họ đi mất ngày trời. Khau Vai là một trong những nơi hiếm hoi còn lưu giữ nét văn hóa đặc sắc của một chợ tình đúng nghĩa. Giờ đây đường êm ru dẫn đến thẳng chợ, đi mất 1-2 tiếng. Thuận tiện hơn rất nhiều nhưng lại mất hay. Người bản địa gặp nhau dễ dàng hơn, chẳng cần phải đợi ròng rã đến cả năm trời. Khách du lịch lên chợ tình rất đông, sân khấu nhạc dập dình, người ta buôn bán linh tinh đủ thứ.

Thông tin

Đang cập nhật giờ đóng mở cửa

Những địa điểm lân cận

Các khách sạn lân cận

Lang Lô Lô, thị trấn Mèo Vạc, Hà Giang
từ 0 đ/đêm
Khu 11, Bảo Lạc, Cao Bằng
từ 0 đ/đêm
153 Trần Phú, tổ 7, thị trấn Đồng Văn, Hà Giang
từ 0 đ/đêm
153 Trần Phú, tổ 7, thị trấn Đồng Văn, Hà Giang
từ 0 đ/đêm

Các nhà hàng lân cận

Sùng Dúng Lù, thị trấn Đồng Văn, Đồng Văn, Hà Giang
QL4C, Đồng Văn, Hà Giang
Vành Đai, Đồng Văn, Hà Giang
Chợ Cũ, Đồng Văn, Hà Giang

Các hoạt động giải trí lân cận

Thôn Nà Chảo, xã Tất Ngà, huyện Mèo Vạc, Hà Giang
Xã Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc, Hà Giang
Mèo Vạc, Hà Giang
Thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc, Hà Giang