Lễ hội Cồng Chiêng Đà Lạt – Thưởng thức nền văn hóa Tây - TripHunter

Lễ hội Cồng Chiêng Đà Lạt – Thưởng thức nền văn hóa Tây Nguyên độc đáo

Đăng ngày 23/07/2019 | Bởi Admin

Đà Lạt có rất nhiều điều độc đáo luôn mang lại những cảm xúc mới lạ, khiến du khách muốn đặt chân trở lại mảnh đất này nhiều lần nữa. Không chỉ có những homestay siêu xinh đẹp, những quán cafe tầm nhìn tuyệt đẹp... 

Đà Lạt còn mang trong mình một nét văn hóa độc đáo của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng gió, đó chính là văn hóa Cồng Chiêng. 

Giao lưu văn hóa Cồng Chiêng Đà Lạt trở thành một trong những trải nghiệm rất nhiều du khách muốn trải nghiệm khi đặt chân đến Đà Lạt. Vậy bạn đã biết gì về tour giao lưu văn hóa Cồng Chiêng Đà Lạt? TripHunter sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin bổ ích nhất nhé!

1. Lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên

Để giữ được một nền văn hóa đặc sắc không pha lẫn vào đâu, người ta đã tổ chức những lễ hội về công chiêng Tây Nguyên, lễ hội này được tổ chức hàng năm và được thay phiên nhau tổ chức ở 5 tỉnh Tây Nguyên đó là: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và những người biểu diễn loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai… 

Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hằng ngày của họ.

Tour-giao-luu-van-hoa-cong-chieng-da-lat-triphunter-1

Lễ hội được mở ra nhằm quảng bá hình ảnh văn hóa về cồng chiêng Tây Nguyên và thu hút rất nhiều du khách trong nước và quốc tế. Lễ hội được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005. Sau Nhã nhạc Cung đình Huế, 

Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam được tôn vinh là di sản của thế giới. Điều này khiến cho Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên càng ngày càng thu hút khách du lịch và trở thành hoạt động giao lưu văn hoá không thể bỏ lỡ, đối với bất kỳ ai ghé thăm vùng đất đỏ bazan này và góp phần xây dựng hình ảnh đất nước con người Việt Nam.

2. Lễ hội Cồng Chiêng Đà Lạt

Lễ hội cồng chiêng Đà Lạt nằm trong khuôn khổ của lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên, là một tập quán riêng biệt đặc sắc của những người dân tộc tại đây. 

Tour-giao-luu-van-hoa-cong-chieng-da-lat-triphunter-2

Với chương trình giao lưu văn hóa cồng chiêng Đà Lạt, du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu và tham gia những nghi lễ, tập tục truyền thống của người dân bản địa trên vùng đất cao nguyên Lâm Viên này. Cùng hòa mình trong lễ hội đâm trâu, lễ hội mừng lúa mới. 

Dưới làn gió mát, trăng thanh, du khách sẽ cùng những chàng trai cô gái dân tộc Lạch nhảy múa quanh bếp lửa hồng bập bùng trong giai điệu cồng chiêng vang lừng, cùng nhâm nhi những ché rượu cần và thưởng thức món thịt rừng nóng hổi.

3. Địa chỉ Lễ hội Cồng Chiêng Đà Lạt

3.1 Nhà dài khu du lịch Đồi Mộng Mơ

Đồi Mộng Mơ với tổng diện tích gần 12 hecta, nằm cách trung tâm thành phố ngàn hoa chỉ 4km về phía Bắc và nằm bên cạnh Thung Lũng Tình Yêu ở Đà lạt xinh đẹp.

Điều thú vị thu hút du khách chính là sân khấu giao lưu văn hóa Cồng Chiêng Đà Lạt, và Làng Văn hoá dân tộc. Sân khấu biểu diễn cồng chiêng, mái hình rẽ quạt, lợp tôn màu, sâu khấu và khán đài tam cấp chính được làm bằng đá đủ chỗ cho 1500 người ngồi trên địa hình dốc cao của khu đất. Cách bố trí này tạo sự liên kết về mặt không gian văn hóa. 

Đây là nơi các nghệ sĩ người K’ho biểu diễn các tiết mục văn nghệ bằng tiếng dân tộc và tiếng Kinh, các vũ điệu cồng chiêng, tái hiện các lễ hội gắn liền với sinh hoạt cộng đồng của người K’Ho như lễ hội cầu mùa, cúng mừng lúa mới… Du khách được đắm mình trong bầu không khí đậm chất Tây Nguyên khi vừa được thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc, vừa được thưởng thức thịt nướng rượu cần, hòa mình vào các giai điệu cồng chiêng cùng những nghệ sĩ K’Ho trên sân khấu.

Tour-giao-luu-van-hoa-cong-chieng-da-lat-triphunter-3

Không chỉ vậy du khách còn có thể thưởng thức thịt nướng, rượu cần và cũng có thể đặt hàng các show diễn riêng vào buổi tối. 

3.2 Lễ hội Cồng Chiêng LangBiang

Nguồn gốc tên gọi Đà Lạt theo tiếng của người K’ho Lạch được gọi là “Đạ Lạch”. “Đạ” ở đây có nghĩa là nước, là con suối là con sông. “Lạch” ở đây có nghĩa là tộc người Lạch sinh sống tại chân núi Langbiang hùng vỹ. “Đạ Lạch” có nghĩa là địa bàn cư trú của người K’ho Lạch. Sau này người Pháp phát âm là Da Lát, người Việt phát âm là Đà Lạt.

Tour-giao-luu-van-hoa-cong-chieng-da-lat-triphunter-4

Lễ hội Cồng Chiêng Đà Lạt ở LangBiang là lễ hội nổi tiếng nhất về giao lưu văn hóa Cồng Chiêng Đà Lạt. Tại đây, du khách sẽ hòa mình vào không gian văn hóa cồng chiêng của đồng bào thiểu số, nhâm nhi những chén rượu cần, thịt nướng bên ánh lửa bập bùng cùng với các điệu nhạc dân tộc và âm thanh vang vọng của cồng chiêng… Đó là một thứ âm thanh đặc trưng, đầy sức quyến rũ. Quả thật thiếu sót nếu ai đó bỏ lỡ khi tham gia tour giao lưu Cồng Chiêng Đà Lạt.

4. Tour giao lưu Cồng Chiêng Đà Lạt

Phần nghi lễ

  • Giới thiệu về buôn làng LơmBiêng, về phong tục tập quán, văn hóa cồng chiêng và cuộc sống của dân tộc Chil, Lạch với núi rừng.
  • Nghi thức cầu Thần lửa- Lời cầu Yàng ( mời Trưởng đoàn đốt lửa)
  • Điệu ching Wă kwằng chào đón thần linh (nhóm nam nữ đồng bào dân tộc)
  • Múa Mừng Lúa mới
  • Điệu múa “A ráp mồ ô”, thiếu nữ mang bầu lên rừng lấy nước (nhóm nữ múa, nhóm nam đánh ching tre)
  • Múa “Ngày hội cồng chiêng”
  • Lắng nghe 6 chàng trai buôn làng đánh ching K’Ràm.
  • Thưởng thức hương vị rượu cần nồng nàn kèm thịt nướng thơm ngon.
Tour-giao-luu-van-hoa-cong-chieng-da-lat-triphunter-5

Phần lễ hội

  • Giới thiệu về cuộc sống gắn với núi rừng của dân làng và sự ra đời của Cồng chiêng Đà Lạt
  • Điệu múa Soan Tây Nguyên (mọi người cùng múa)
  • Điệu múa trâu: những chàng trai dân tộc và những chàng trai miền xuôi cùng thể hiện điệu múa theo tiếng mõ trâu.
  • Điệu múa “Hoa Langbian” do những cô gái buôn làng thể hiện. (mời các cô gái miền xuôi cùng múa)
  • Điệu múa “Đi săn Drốp P’nu”: do những chàng trai buôn làng cùng múa điệu đi săn với những cô gái miền xuôi.
  • Điệu múa “Em đi hái lá rừng”: do những cô gái buôn làng cùng múa với những chàng trai miền xuôi.
  • Điệu ching P’ Ró tìm trâu.
  • Múa “Tình em bên suối”
  • Buôn làng Giã gạo đêm trăng: mời các cô gái chàng trai cùng thể hiện .
  • Múa “Ngày mùa trên buôn”
  • Múa “tình ca K’Dung K’Lang”
  • Các trò chơi sinh họat cộng đồng.
  • Mời đòan cùng hát giao lưu.
  • Bài ca chia tay, hẹn gặp lại quý khách.

Lễ hội Cồng Chiêng Đà Lạt đã gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân nơi đây từ bao đời nay. Hoạt động giao lưu văn hóa cồng chiêng Đà Lạt đặc sắc này mang cho du khách cảm tưởng như mình đã trở thành một phần của núi rừng Tây Nguyên. 

Hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng bập bùng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng – một không gian lãng mạn và huyền ảo chắc chắn sẽ là một hình ảnh đẹp không thể nào quên, níu kéo bước chân du khách tìm về với Đà Lạt.

Xem thêm: 

Sở thú Zoodoo Đà Lạt – điểm du lịch mới mang phong cách châu Úc

Top các địa điểm tham quan tại Đà Lạt


Bình luận (0)